Ánh sáng tác động rất lớn đến sự cảm thụ không gian của con người. Trong kiến trúc, ánh sáng tác động đến mọi thứ, từ những đường nét thiết kế, hình khối vật thể và đôi khi nó còn quan trọng hơn màu sắc. Thông qua lăng kính của ánh sáng, con người có thể cảm nhận thế giới một cách nhẹ nhàng hơn.
Ánh sáng tôn lên vẻ đẹp tiềm ẩn trong mỗi công trình kiến trúc, giúp mọi người kết nối cảm xúc với không gian, tạo ra những trải nghiệm khó quên. Trong mắt của các kiến trúc sư, ánh sáng chính là nguồn cảm hứng sáng tạo vô tận để mang đến những tác phẩm kiến trúc đậm chất trữ tình. Đối với con người, ánh sáng cải thiện đáng kể về mặt cảm xúc, kích thích các giác quan và tăng khả năng tương tác giữa họ và ngôi nhà.
Tầm nhìn là điều quan trọng nhất để con người thưởng thức kiến trúc, và ánh sáng sẽ nang cao cách con người cảm nhận kiến trúc hơn nữa.
Vai trò của ánh sáng
Ánh sáng giúp con người cảm nhận được sự ấm áp, thoải mái và khơi gợi nguồn sinh khí mãnh liệt. Sống trong một không gian tràn ngập ánh sáng, con người được phát triển và khoẻ mạnh cả về mặt sức khoẻ thể chất lẫn tinh thần. Bên cạnh đó, ánh sáng còn tạo hiệu ứng đánh lừa về mặt thị giác, giúp không gian trở nên thoáng đãng, rộng rãi hơn rất nhiều. Thông qua ánh sáng, con người có thể dễ dàng khám phá những nét đẹp tiềm ẩn nên trong bản chất của mỗi vật thể, gợi lên những cảm xúc mạnh mẽ.
Sự kết hợp giữa ánh sáng và kiến trúc
Để tạo nên sự cân bằng khi kết hợp giữa yếu tố ánh sáng và kiến trúc cần lưu ý về một số khía cạnh như:
- Chức năng: Mỗi không gian sẽ có một mục đích, một câu chuyện riêng. Ánh sáng sẽ giúp cho con người cảm nhận được rõ hơn về ý đồ của khối kiến trúc đó. Từ việc tập trung nhấn mạnh vào từng chi tiết, tỷ lệ phân chia trong không gian, màu sắc của từng đồ nội thất, ánh sáng sẽ có những cách truyền tải khác nhau.
- Năng lượng: Kiến trúc ngày càng tập trung vào việc xây dựng tính bền vững, các giải pháp tận dụng ánh sáng tự nhiên và các phương pháp chiếu sáng hiệu quả cho ngôi nhà sẽ làm giảm chi phí đáng kể, tiết kiệm năng lượng nhân tạo cho ngôi nhà.
- Thẩm mỹ: Khía cạnh quan trọng nhất của ánh sáng trong kiến trúc đó là sự thẩm mỹ. Ngôi nhà là nơi mà kiến trúc sư muốn khơi nguồn cảm hứng và tạo ra những giá trị về mặt công năng sử dụng cũng như vẻ đẹp nghệ thuật của công trình. Thông qua ánh sáng, kiến trúc không còn là những đường nét thô cứng, nó trở nên mềm mại, nhẹ nhàng, dần dần tiến vào sâu bên trong con người, gây ấn tượng mạnh mẽ.
Cân bằng được ba yếu tố này khi kết hợp giữa ánh sáng và kiến trúc sẽ góp phần tạo nên một không gian lý tưởng, đầy tính hưởng thụ. Mỗi công trình đều khoác lên mình những vẻ đẹp khác nhau, tuỳ vào cách lấy sáng của mỗi kiến trúc sư, ánh sáng sẽ mang một màu sắc mới đến cho không gian ngôi nhà.
Cách đưa ánh sáng vào không gian sống
Thiết kế giếng trời
Giếng trời góp phần đáng kể vào việc tạo ra sự thông thoáng và lấy sáng cho toàn bộ không gian sống. Tuỳ thuộc vào nhu cầu sử dụng, diện tích của ngôi nhà, kiến trúc sư sẽ linh hoạt bố trí từ 2 giếng trời trở lên để đảm bảo tất cả các khu vực đều được chiếu sáng đầy đủ. Ngoài ra, nhằm nâng tính thẩm mỹ của khu vực này, thông thường giếng trời sẽ được thiết kế một số tiểu cảnh trang trí như mảng xanh, kệ sách, …
Phần đỉnh của giếng trời có thể thiết kế kết hợp với các thanh sắt, tấm kính hoặc các hoạ tiết độc đáo nhằm kết hợp cùng ánh sáng để tạo ra những hiệu ứng mỹ thuật độc đáo.
Tạo các khoảng mở giữa không gian
Những thiết kế nhà hộp kín sẽ rất khó để chiếu sáng cho không gian nội thất bên trong của ngôi nhà, bên cạnh đó, nó còn mang lại những cảm giác tù túng, u tối, khiến cho con người cảm thấy ngột ngạt khi trở về ngôi nhà của chính mình. Các khoảng mở giữa những khu vực không gian chức năng sẽ giúp tận dụng ánh sáng mặt trời, lưu thông không khí, mang lại khí tươi từ tự nhiên, tạo ra một không gian nghỉ ngơi vô cùng thoải mái.
Xu hướng thiết kế mở cũng giúp cho con người được kết nối lại với thiên nhiên, tìm đến những giá trị tích cực của cuộc sống. Ánh sáng tự nhiên góp phần cải thiện sức khoẻ tinh thần và thể chất của các thành viên. Để làm giảm tác động đến từ yếu tố thời tiết, có thể bố trí thêm hệ cửa linh hoạt đóng mở, đáp ứng được toàn bộ nhu cầu sống.
Bố trí các hệ cửa kính
Với đặc tính trong suốt, kính có thể được sử dụng ở dạng mờ, sáng và trắng sáng mang lại sự gọn gàng cho không gian. Độ sáng và bóng của kính phản xạ lại ánh sáng tự nhiên khiến không gian trông sáng và rộng rãi hơn rất nhiều. Kính là vật liệu giúp phân chia không gian nhưng vẫn truyền ánh sáng tối đa từ môi trường bên ngoài vào bên trong ngôi nhà, vì thế, các kiến trúc sư ứng dụng kính rất nhiều cho hầu hết các hệ cửa tại các phòng chức năng.
Có thể bố trí thêm rèm cửa để điều tiết lại lượng ánh sáng cũng như giảm thiểu sự hấp thụ nhiệt độ vào những ngày nắng gắt.
Sử dụng gạch kính
Gạch kính là một vật liệu giúp hấp thụ ánh sáng tốt cho không gian bên trong ngôi nhà. Nó cho phép một lượng ánh sáng vừa đủ mà không làm ngôi nhà bị tăng nhiệt độ quá nhiều. Bên cạnh đó, việc sử dụng gạch kính đảm bảo được sự riêng tư cần có cho không gian sống, vừa thông thoáng vừa tạo cảm giác thoải mái.
Xem thêm:
- Giếng trời là gì? Vai trò của giếng trời trong mỗi ngôi nhà
- Gợi ý phong cách cho không gian phòng khách đẹp
- Sự phát triển của kiến trúc bền vững tại Việt Nam: Thách thức và cơ hội
Liên hệ:
Hotline: 090 713 73 33
Địa chỉ:
- Chi nhánh 1: 37 Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
- Chi nhánh 2: 145 Hàn Thuyên, Hải Châu, Đà Nẵng