Vật liệu bền vững hiện nay đang được khuyến khích sử dụng nhiều hơn trong các công trình xây dựng. Đứng trước bối cảnh biến đổi khí hậu, sự bền vững là cần thiết để hỗ trợ cân bằng sinh thái về mặt lâu dài.
Vật liệu bền vững bên cạnh việc thân thiện với môi trường, nó còn đem lại giá trị về thẩm mỹ cao, công năng sử dụng vượt trội, đáp ứng tốt những nhu cầu kiến trúc sư và khách hàng đề ra, giảm thiểu phần nhiều về chi phí thu mua. Chính vì thế, vật liệu bền vững đang ngày càng được góp mặt nhiều hơn trong các công trình kiến trúc, từ nhà ở, chung cư cho đến các cơ sở kinh doanh.
Xem thêm:
- Đem thiên nhiên vào không gian nhà vệ sinh
- Cân bằng giữa yếu tố màu sắc và kết cấu vật liệu trong không gian kiến trúc
- Kiến trúc chữa lành: Để nhà là nơi xoa dịu cảm xúc
Dưới đây là top 5 vật liệu bền vững các kiến trúc sư cần biết để ứng dụng cho các dự án xây dựng của mình.
Tre
Được mệnh danh là theo của tự nhiên, tre là một loại vật liệu xây dựng bền vững phổ biến nhất. Nó có tính chịu lực cao, độ bền ngang với thép. Điều này cũng khiến tre trở thành một vật liệu lý tưởng được ứng dụng với nhiều mục đích khác nhau.
Việc sử dụng tre – vật liệu được khai thác từ thiên nhiên sẽ giúp cho KTS có thêm nguồn cảm hứng bất tận, sáng tạo nên những không gian gần gũi và vì con người nhất. Tre là loại vật liệu có khả năng tái tạo, tái sử dụng cao, thời gian sinh trưởng ngắn hơn rất nhiều so với gỗ tự nhiên. Ngoài ra, với khả năng uốn cong vượt trội, tre tạo ra những đường cong cuốn hút, quyến rũ thị giác của con người và nâng cảm xúc lên một tầng cao mới.
Gỗ
Gỗ là loại vật liệu được ưa chuộng, góp mặt trong hầu hết tất cả các công trình kiến trúc. Chúng có thể được ứng dụng làm sàn, trần nhà, các khung kết cấu hay đồ nội thất. Dựa vào tính bền bỉ cùng với vẻ ngoài mang tính thẩm mỹ cao, các KTS cũng như gia chủ dành nhiều cảm tình cho loại vật liệu này.
Mặc dù gỗ là vật liệu có thể tái tạo được nhưng nếu như không có chính sách khai thác và trồng rừng hợp lý, gỗ sẽ rất dễ bị khan hiếm.
Đá
Đá là loại vật liệu có thể tồn tại qua nhiều thập kỷ, thậm chí là thế kỷ. Không những có giá trị bền vững, nó còn khoác lên mình vẻ đẹp của thời gian.
Đá có tính linh hoạt cao, có thể làm vật liệu xây dựng bằng khối rắn hoặc làm mặt tiền bằng đá mỏng, bên cạnh đó còn có thể làm chi tiết bằng đá nhỏ một cách thanh lịch.
Nhựa tái chế
Các mảnh nhựa phế thải được thu hồi và tái chế thành các vật liệu và sản phẩm hoàn thiện khác nhau mang lại một công năng mới cho một trong những chất dễ gây ô nhiễm nhất. Trong xây dựng, nhựa tái chế có thể là thành phần trong các gỗ polyme, tấm polycarbonate, ốp lát polime và các khối xây dựng khác như EcoBricks hoặc Replasts.
Mặc dù hiện tại việc sử dụng nhựa tái chế đang không quá phổ biến trong tất cả các công trình nhưng đây là một giải pháp kiến trúc tiềm năng để làm giảm thiểu chất thải độc hại như nhựa gây ô nhiễm cho Trái Đất.
Xi măng sợi
Xi măng sợi là loại vật liệu chịu nước, nhẹ, lắp ráp nhanh. Có cấu tạo từ xi măng Pooclang mác cao, sợi Cellulose tinh chế và Oxit Silic, xi măng sợi có khả năng chống nấm mốc, chống nhiệt và không cần bảo trì quá nhiều. Mặc dù có khối lượng nhẹ nhưng xi măng sợi có thể chịu lực, chịu nước, chịu mối mọt và cách âm rất rốt. Đây cũng là loại vật liệu có sự đa dạng về màu sắc, kích thước, đem lại giá trị về thẩm mỹ cho công trình.
Xem thêm:
- Tìm hiểu về phong cách thiết kế Wabi Sabi
- Kiến trúc lấy con người làm trung tâm
- 5 Giải pháp chống nóng hiệu quả cho những ngôi nhà hướng Tây
Liên hệ:
Hotline: 090 713 73 33
Địa chỉ:
- Chi nhánh 1: 37 Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
- Chi nhánh 2: 145 Hàn Thuyên, Hải Châu, Đà Nẵng